Từ năm 2025 việc quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội được thực hiện thế nào?
Từ năm 2025 việc quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Thủ đô 2024 thì việc quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội từ năm 2025 sẽ được thực hiện theo quy định sau:
(1) Việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Thành phố;
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các địa phương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô và cả nước.
(2) Tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô.
- Cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan để khai thác hiệu quả quỹ đất.
- Trên bãi sông được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan;
- Các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.
(3) UBND Thành phố Hà Nội sẽ quyết định điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường, điều chỉnh cục bộ quy hoạch quy định tại khoản này.
(4) Đối với khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt theo quy định thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ Quy hoạch chung Thủ đô và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
So sánh với Luật Thủ đô 2012 thì việc quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội tập trung hơn vào phát triển đô thị bền vững và thông minh, với các quy định quy hoạch về môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước. Ngoài ra, quy định mới cũng tập trung hơn vào quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều và khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông.
Từ năm 2025 việc quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Có cần di dời các cơ sở trường đại học trong đô thị trung tâm không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Thủ đô 2024 quy định về di dời các cơ sở không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô như sau:
Điều 18. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch
[...]
2. Cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị trong đô thị trung tâm không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô phải thực hiện việc di dời.
[...]
Như vậy, các cơ sở trường đại học trong đô thị trung tâm không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội phải thực hiện việc di dời.
Kế hoạch thực hiện quy hoạch cần có các nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Quy hoạch 2017 quy định về kế hoạch thực hiện quy hoạch như sau:
Điều 45. Kế hoạch thực hiện quy hoạch
[...]
2. Kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dự án đầu tư công;
b) Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công;
c) Kế hoạch sử dụng đất;
d) Xác định các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Như vậy, kế hoạch thực hiện quy hoạch phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Dự án đầu tư công;
- Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công;
- Kế hoạch sử dụng đất;
- Xác định các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Lưu ý: Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ các nội dung sau có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:
- Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;
- Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;
- Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?