Mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
- Mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
- Đã tham gia vụ án hình sự với tư cách người giám định có được tham gia với tư cách người định giá tài sản nữa không?
- Người giám định có được từ chối thực hiện giám định trong vụ án hình sự không?
Mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 79/HS tại Mục 3 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.
Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Tải về mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Mẫu đơn yêu cầu thay đổi người giám định/người định giá tài sản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Đã tham gia vụ án hình sự với tư cách người giám định có được tham gia với tư cách người định giá tài sản nữa không?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 69. Người định giá tài sản
[...]
2. Người định giá tài sản có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;
b) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;
c) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
d) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
4. Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định.
Theo quy định này, trường hợp một người đã tham gia vụ án hình sự với tư cách là người giám định thì sẽ không được tham gia với tư cách người định giá tài sản trong vụ án đó nữa.
Người giám định có được từ chối thực hiện giám định trong vụ án hình sự không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 68. Người giám định
[...]
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
[...]
Như vậy, người giám định có quyền từ chối thực hiện giám định trong vụ án hình sự nếu thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?