Tải Nội quy phòng cháy và chữa cháy file Word 2024 theo Quyết định 1461?
Nội quy phòng cháy và chữa cháy file Word 2024 theo Quyết định 1461?
Ngày 22/8/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 1461/QĐ-BHXH năm 2024 về Nội quy phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, nội quy phòng cháy và chữa cháy tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi tiết như sau:
Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam; cán bộ quản lý và người lao động thuộc các đơn vị hợp đồng làm việc tại trụ sở cơ quan BHXH Việt Nam: Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban Quản lý toà nhà BHXH, Bếp ăn cơ quan và khách đến liên hệ công tác.
Điều 2. Nghiêm cấm không được sử dụng chất dễ cháy như: Lửa, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa. Không được mang các chất dễ cháy, nổ vào trong cơ quan.
Điều 3. Không được câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện; hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn, quạt, điều hòa và các thiết bị sử dụng điện khác trước khi ra về. Không:
- Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, dây dẫn điện.
- Để xăng dầu, các chất dễ cháy trong phòng làm việc.
- Sử dụng bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, nồi cơm điện, thắp hương trong phòng làm việc.
Điều 4. Sắp xếp vật tư, phương tiện, hàng hóa, tài liệu trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết.
Điều 5. Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gàng, đúng nơi quy định, có lối đi lại, khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 6. Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầu thang; chèn, bịt cửa thoát nạn.
Điều 7. Phương tiện và dụng cụ chữa cháy cần phải để ở những địa điểm dễ thấy, dễ lấy, không để ở trong góc khuất, ít người qua lại, không được sử dụng phương tiện chữa cháy vào những việc khác.
Điều 8. Mọi người phải nghiêm túc thực hiện nội quy phòng cháy và chữa cháy. Ai vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành
Tải Nội quy phòng cháy và chữa cháy file Word 2024: Tại đây
Tải Nội quy phòng cháy và chữa cháy file Word 2024 theo Quyết định 1461? (Hình từ Internet)
Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương án chữa cháy cụ thể như sau:
Điều 19. Phương án chữa cháy
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
[...]
Như vậy, phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và và nội dung cơ bản như sau:
- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
(1) Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
(2) Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
(3) Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
(4) Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
(5) Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?