Năm 2024, người dân làm Căn cước có phải xuất trình giấy xác nhận cư trú không?
Năm 2024, người dân làm Căn cước có phải xuất trình giấy xác nhận cư trú không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 14. Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
[...]
4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định công dân đến cơ quan quản lý Căn cước đề nghị cấp, cấp đổi thẻ căn cước, cung cấp thông tin sau đây:
Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước
a) Công dân đến cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi;
[...]
Theo đó, khi người dân đi làm Căn cước cần đem theo các loại giấy tờ, tài liệu sau:
- CCCD, CMND đang sử dụng; người làm thẻ Căn cước lần đầu thì không mang theo.
- Giấy khai sinh trong trường hợp làm thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi để chứng minh là người đại điện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.
Như vậy, có thể thấy, khi đi làm Căn cước, người dân không cần phải xuất trình giấy xác nhận cư trú theo quy định của pháp luật.
Năm 2024, người dân làm Căn cước có phải xuất trình giấy xác nhận cư trú không? (Hình từ Internet)
Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp nào?
Tại khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 có quy đinh về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau:
Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
[...]
Như vậy, thẻ căn cước sẽ bị giữ trong trường hợp sau đây:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước?
Tại khoản 5 Điều 29 Luật Căn cước 2023 có quy đinh về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau:
Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước
[...]
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước 2023.
- Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
- Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên lai thu tiền dịch vụ khám chữa bệnh trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mới nhất năm 2024?
- Từ ngày 20/11/2024, trường trung học bị giải thể trong trường hợp nào?
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm có được cho thuê lại quyền sử dụng đất không?
- Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?
- Viên chức quản lý thuộc BGDĐT được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đáp ứng tiêu chí nào?