Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người?

Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người như thế nào?

Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người?

Bài thu hoạch chính trị là một hoạt động thường niên, đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ giáo viên. Qua bài thu hoạch, giáo viên không chỉ thể hiện sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn thể hiện khả năng vận dụng những kiến thức đó vào công việc giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Dưới đây chi tiết là mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người.

*Lưu ý: Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người chỉ mang tính chất tham khảo!

Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc, là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ bắt đầu từ việc xây dựng con người, bởi con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và là lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc đầu tư vào con người, phát triển văn hóa càng trở nên cấp thiết. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi sự phát triển, vì vậy, việc xây dựng con người toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu.

Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (7/1998) đã nêu những quan điểm như sau: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng”

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, chúng ta cần có một nhận thức sâu sắc và toàn diện về văn hóa, về vai trò cốt lõi của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là hiện thực sống động, gắn liền với từng cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, là nền tảng vững chắc để xây dựng một đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Văn hóa phản ánh toàn diện đời sống tinh thần của con người, bao gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách... Văn hóa tốt đẹp là thước đo sự phát triển của một quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Chúng ta cần xây dựng một nền văn hóa vừa kế thừa tinh hoa truyền thống, vừa hội nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, dân chủ và khoa học.

Bên cạnh đó, tại Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 cũng có nêu 05 quan điểm như sau:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...

- Xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

- Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.

- Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Có thể thấy, Văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Để xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh, chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Mỗi cá nhân cần có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc để thực hiện các mục tiêu:

- Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế.

- Có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người

Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người?

Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân 2024 về xây dựng văn hóa, xây dựng con người? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn học trung cấp lý luận chính trị như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định tiêu chuẩn học trung cấp lý luận chính trị bao gồm:

[1] Đảng viên dự bị hoặc chính thức.

[2] Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

[3] Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

[4] Các đối tượng học trung cấp lý luận chính trị như sau:

- Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

- Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ vừa liệt kê ở trên

- Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

- Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

- Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương).

- Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Trách nhiệm của các cơ quan đào tạo trung cấp như thế nào?

Theo quy định Điều 9 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo trung cấp như sau:

- Cấp ủy cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương; xây dựng, ban hành các quy định, quy chế đào tạo cán bộ theo thẩm quyền; xây dựng chương trình toàn khóa về đào tạo cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.

- Ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo hằng năm; thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác đào tạo của cấp tỉnh; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh.

- Ban tuyên giáo cấp ủy cấp tỉnh định hướng về chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phương pháp giảng dạy, chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trường chính trị cấp tỉnh và một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

- Trường chính trị cấp tỉnh thực hiện kế hoạch, tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào