Thông tư 17 năm 2012 về dạy thêm, học thêm còn hiệu lực không?

Thông tư 17 năm 2012 về dạy thêm, học thêm còn hiệu lực không? Các trường hợp nào không được dạy thêm theo quy định hiện hành?

Thông tư 17 năm 2012 về dạy thêm học thêm còn hiệu lực không?

Căn cứ Điều 2 Quy định về dạy thêm học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có nêu cụ thể như sau:

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Như vậy, đến nay, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm vẫn đang được áp dụng.

Tuy nhiên, mới đây, một dự thảo Thông tư mới về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến góp ý từ 22/8 đến 22/10, dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hiện hành khi chính thức có hiệu lực.

Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm: Tại đây

* Dự thảo Thông tư này sau khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Thông tư 17 năm 2012 về dạy thêm, học thêm còn hiệu lực không?

Thông tư 17 năm 2012 về dạy thêm, học thêm còn hiệu lực không? (Hình từ Internet)

Quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm theo quy định hiện hành cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:

Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Như vậy, nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Các trường hợp nào không được dạy thêm theo quy định hiện hành?

Theo Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định cụ thể:

Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Như vậy, 04 trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục là gì? Quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Đề ôn tập giữa kì 1 Toán 10 năm học 2024 - 2025 có đáp án chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 diễn ra vào ngày nào? Thí sinh Đường lên đỉnh Olympia có được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cơ sở đào tạo thực hiện thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025? Làm sao để đăng nhập trang nguyen tieng viet.edu.vn qua các vòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trạng từ chỉ tần suất trong tiếng Anh (Adverbs of frequency)? Mục tiêu môn học tiếng Anh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn Trường học hạnh phúc lần thứ nhất 2024 không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu bài thi Trường học hạnh phúc năm 2024 ngắn gọn, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng động từ bất quy tắc chính xác và đầy đủ nhất năm học 2024 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Hiền
1,987 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào