Xuất hóa đơn đối với hoạt động thanh lý TSCĐ của DNCX như thế nào?
Xuất hóa đơn đối với hoạt động thanh lý TSCĐ của DNCX như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
[...]
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại hóa đơn như sau:
Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
[...]
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
[...]
Theo hướng dẫn Công văn 44614/CTHN-TTHT năm 2024 về chính sách thuế đối với hoạt động thanh lý TSCĐ của DNCX như sau:
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thực hiện thanh lý tài sản cố định bán vào nội địa theo quy định thì sử dụng hóa đơn bán hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
Công ty thực hiện kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP .
Đề nghị Công ty căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện theo đúng quy định.
Thông qua các quy định trên, khi doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thanh lý TSCĐ bán vào nội địa thì sẽ sử dụng hóa đơn bán hàng để xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hoạt động thanh lý TSCĐ này.
Xuất hóa đơn đối với hoạt động thanh lý TSCĐ của DNCX như thế nào? (Hình từ Internet)
Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).
- Tài sản kết cấu hạ tầng.
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
Số hóa đơn theo Nghị định 123 được quy định ra sao?
Theo quy định khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
- Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?