Từ ngày 01/7/2025, có bị chấm dứt hưởng lương hưu khi người lao động xuất cảnh trái phép không?
Chỉ cần có 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu sau ngày 01/7/2025?
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thì người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình như sau:
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ, 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035; cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã 2024 quy định về thời điểm hưởng lương hưu đối người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH là thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định và được ghi trong văn bản đề nghị của người lao động.
Đối chiếu quy định nêu trên, từ thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, nếu đủ điều kiện về tuổi đời và đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên, thì người lao động đã có thể hưởng lương hưu.
Từ ngày 01/7/2025, có bị chấm dứt hưởng lương hưu khi người lao động xuất cảnh trái phép không? (Hình từ Internet)
Đã rút BHXH một lần có được hưởng lương hưu hay không?
Căn cứ Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với đối tượng đóng BHXH bắt buộc như sau:
Điều 64. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
[...]
Căn cứ Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với đối tượng đóng BHXH tự nguyện như sau:
Điều 98. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và các văn bản hướng dẫn liên quan không cấm người lao động đã rút BHXH 1 lần thì không được tiếp tục đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Theo Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH. Có thể hiểu khi đã thanh toán BHXH 1 lần, nếu muốn được hưởng lương hưu thì thời gian đóng BHXH phải tính lại từ đầu.
Như vậy, nếu đã rút BHXH một lần thì sau khi đóng lại BHXH từ đầu, người lao động toàn vẫn có thể được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Từ ngày 01/7/2025, có bị chấm dứt hưởng lương hưu khi người lao động xuất cảnh trái phép không?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về việc tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cụ thể như sau:
Điều 75. Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
c) Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
b) Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, người lao động xuất cảnh trái phép cũng không bị chấm dứt hưởng lương hưu mà chỉ tạm dừng việc hưởng lương hưu hằng tháng đối với người đang hưởng theo quy định pháp luật.
Đồng thời, người lao động chỉ bị chấm dứt hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
- Từ chối hưởng lương hưu bằng văn bản;
- Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?