Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Ngày 26 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Ngày 26 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Phòng điều dưỡng có nhiệm vụ gì? Thành phần của Hội đồng điều dưỡng gồm những ai?

Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Ngày 26 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 26/10/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 375-CT năm 1990 cho phép thành lập Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam.

Như vậy, lấy ngày 26 tháng 10 hằng năm là ngày Điều dưỡng Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 26 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 24/9/2024 âm lịch.

Ngày Điều dưỡng Việt Nam là một dịp để tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng – những người thầm lặng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, Ngày Điều dưỡng Việt Nam được kỷ niệm vào ngày 26 tháng 10 hàng năm. Đây là ngày để công nhận đóng góp to lớn của đội ngũ điều dưỡng viên trong hệ thống y tế, cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò quan trọng của họ.

Điều dưỡng là một trong những ngành nghề quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Được thành lập từ những năm đầu của ngành y tế hiện đại, ngành điều dưỡng không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình.

Ngày Điều dưỡng Việt Nam ra đời với mục đích ghi nhận và tôn vinh sự cống hiến của các điều dưỡng viên trong việc chăm sóc và điều trị người bệnh.

Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Ngày 26 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Ngày 26 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Phòng điều dưỡng có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định phòng điều dưỡng có nhiệm vụ sau:

[1] Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

- Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện

- Xây dựng các mô hình chăm sóc điều dưỡng phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện

[2] Quản lý điều hành chuyên môn:

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định

- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định

[3] Quản lý nhân sự:

- Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;

- Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định

- Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng

- Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa

- Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định

[4] Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

- Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện

- Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện

- Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới

- Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo

- Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh

[5] Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

[6] Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.

Thành phần của Hội đồng điều dưỡng gồm những ai?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng:

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng
1. Hội đồng điều dưỡng do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quy chế hoạt động.
2. Cơ cấu, thành phần của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;
b) Phó chủ tịch Hội đồng:
- Phó chủ tịch Hội đồng là phó trưởng phòng điều dưỡng và điều dưỡng trong phòng điều dưỡng;
- Phó chủ tịch Hội đồng thường trực là trưởng phòng điều dưỡng.
c) Thành viên Hội đồng là điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa và đại diện lãnh đạo một số khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng; bảo đảm trên 50% thành viên hội đồng là điều dưỡng, hộ sinh.
[...]

Như vậy, thành phần của Hội đồng điều dưỡng gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng và thành viên Hội đồng do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quy chế hoạt động.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào