Trường đại học có tư cách pháp nhân hay không?

Trường đại học có tư cách pháp nhân không? Trường đại học bị đình chỉ hoạt động khi nào?

Trường đại học có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau:

Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
[....]

Thông qua quy định trên, trường đại học là một loại cơ sở giáo dục đại học và có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật.

Trường đại học có tư cách pháp nhân hay không?

Trường đại học có tư cách pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)

Trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?

Theo quy định Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trường đại học bị giải thể trong các trường hợp như sau:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học.

- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học.

- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.

Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học. Hồ sơ giải thể trường đại học bao gồm các giấy tờ như sau:

- Công văn đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường.

- Phương án giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.

Trường đại học bị đình chỉ hoạt động khi nào?

Căn cứ tại Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trường đại học bị đình chỉ hoạt động khi thuộc các trường hợp dưới đây:

- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.

- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

- Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền.

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết. Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại.

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

- Biên bản kiểm tra.

Trường đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường đại học
Hỏi đáp Pháp luật
HCMUE là trường gì? Trụ sở chính Trường Đại học Sư phạm TPHCM ở quận mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có tư cách pháp nhân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo sư, Phó giáo sư giảng dạy tại các trường đại học công lập có được nghỉ hưu muộn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm xét học bạ các trường đại học TPHCM năm 2024 cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là trường đại học dân lập hay trường đại học tư thục?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải thành lập Phòng thanh tra nội bộ đối với trường đại học có quy mô dưới 10.000 sinh viên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường đại học
Dương Thanh Trúc
1,480 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào