Bộ luật Tố tụng dân sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?
Bộ luật Tố tụng dân sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?
Ngày 25/11/2015, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trừ các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có liên quan đến quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017:
- Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các Điều 43, 44 và 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ.
Tính đến tháng 8/2024, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 vẫn đang còn có hiệu lực và đang được áp dụng.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bị sửa đổi, bổ sung bởi một số văn bản như:
[3] Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022
[4] Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
[5] Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025)
Bộ luật Tố tụng dân sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào? (Hình từ Internet)
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 điều chỉnh những nội dung gì?
Tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
- Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
- Trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự);
- Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Thi hành án dân sự;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự hiện nay là gì?
Tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?