Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015?
Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vận vận chuyển trái phép chất ma túy:
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
[...]
Như vậy, người nào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vận chuyển trái phép chất ma túy:
[1] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc đã bị kết án về tội vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Tội chiếm đoạt chất ma túy
[2] Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam trở lên
[3] Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam trở lên
[4] Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam trở lên
[5] Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên
[6] Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam trở lên
[7] Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam trở lên
[8] Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít trở lên
[9] Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm trên
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vận chuyển trái phép chất ma túy có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015?
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là một tội độc lập được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thuộc các tội phạm về ma túy.
Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
[1] Chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, không phân biệt khoản nào của điều luật.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
[2] Khách thể
Mặt khách thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy (chế độ quản lý của Nhà nước về các chất ma túy để phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội, đặc biệt là lĩnh vực y tế).
[3] Khách quan
Mặt khách quan tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma túy từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất kỳ hình thức, phương tiện nào, nhưng đều không nhằm mục đích, sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục 2 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Các hình thức vận chuyển trái phép chất ma túy ó thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…
[4] Chủ quan
Mặt chủ quan tội vận chuyển trái phép chất ma túy là người phạm tội thực hiện bởi lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
Lưu ý: Mục đích của người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích của người phạm tội được điều luật quy định cụ thể, đó là “không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Nếu người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thì tùy trường hợp, người vận chuyển trái phép chất ma túy phạm các tội tương ứng chứ không phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Các tình tiết nào được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra
- Phạm tội do lạc hậu
- Người phạm tội là phụ nữ có thai
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
- Người phạm tội tự thú
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?