Hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp nào? Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như thế nào?

Hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp nào? Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như thế nào?

Hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Điều 97. Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.

Như vậy, hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:

- Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;

- Giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

Hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp nào? Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như thế nào?

Hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp nào? Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể được quy định như sau:

[1] Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia; thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

[2] Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:

- Phần quỹ chung không chia hình thành từ tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được chuyển vào ngân sách nhà nước;

- Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023;

- Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023.

[3] Tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:

- Tài sản chung không chia theo quy định tại các điểm a, c và đ khoản 2 Điều 88 Luật Hợp tác xã 2023 được giao cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo nguồn hình thành theo quy định của pháp luật;

- Tài sản chung không chia quy định tại điểm d khoản 2 Điều 88 Luật Hợp tác xã 2023 được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023;

- Tài sản chung không chia quy định tại điểm b và điểm e khoản 2 Điều 88 Luật Hợp tác xã 2023 được xử lý theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023.

[4] Việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;

- Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Khoản nợ khác.

[5] Sau khi phân chia tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023, phần còn lại được chia cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo tỷ lệ phần vốn góp.

Hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã là hành vi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023, thì kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

- Cất giấu, tẩu tán tài sản;

- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

- Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Tuấn Kiệt
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào