Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào?
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025?
Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 (Tải về) về khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như sau:
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
- Lịch tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Riêng đối với lớp 1, lịch tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Kết thúc học kỳ 1 trước ngày 18/01/2025, hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ 2 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2023.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 (Tải về) quy định về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như sau:
[1] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần).
[2] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
[3] Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
[4] Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
[5] Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Ai là người có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2024-2025?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 (Tải về) quy định về người có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 cụ thể như sau:
[1] Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:
- Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện.
[2] Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
- Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về:
+ Tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 trường ngày 10 tháng 9 năm 2024;
+ Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua, đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25 tháng 6 năm 2025.
Giáo viên cần có trình độ đào tạo như thế nào?
Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên phải có trình độ đào tạo cụ thể như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
[...]
Như vậy, trình độ đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
- Đối với giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
- Đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên
Tuy nhiên, nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?