05 biện pháp giải quyết tình huống đột xuất ùn tắc giao thông từ 1/1/2025?
05 biện pháp giải quyết tình huống đột xuất ùn tắc giao thông từ 01/01/2025?
Căn cứ khoản 1 Điều 78 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định cụ thể như sau:
Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
[...]
Dẫn chiếu tại khoản 3 Điều 76 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ như sau:
Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
[...]
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết như sau:
- Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
- Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
- Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
- Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
05 biện pháp giải quyết tình huống đột xuất ùn tắc giao thông từ 1/1/2025? (Hình từ Internet)
Những tình huống nào được xem là đột xuất, gây mất trật tự và an toàn giao thông trên đường bộ?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
[...]
Theo đó, tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, riêng khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có các phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào?
- Người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật là ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh năm 2025 cần những gì?
- Mẫu tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo Nghị định 154 mới nhất?
- Mùng 6/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 6 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?