Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì? Được chi cho các hoạt động nào?

Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì? Được chi cho các hoạt động nào? Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ?

Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì? Được chi cho các hoạt động nào?

Căn cứ Điều 85 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ như sau:

Điều 85. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
1. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
b) Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
[...]

Như vậy, có thể hiểu quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.

Đồng thời, quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:

- Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;

- Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.

Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì? Được chi cho các hoạt động nào?

Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì? Được chi cho các hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 85 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ như sau:

Điều 85. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
[...]
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.

Như vậy, nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ như sau:

- Không vì mục đích lợi nhuận;

- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;

- Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.

Nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ khi chưa xác định có dấu hiệu tội phạm gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, đối với tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ bao gồm:

- Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ;

- Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; thu thập thông tin, dữ liệu; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường bộ gây ra;

- Tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

- Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người bị nạn, người làm chứng và những người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;

- Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; kiểm tra, xác minh điều kiện của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra hành khách, hàng hóa vận chuyển và các loại giấy tờ khác có liên quan;

- Truy tìm phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn;

- Giám định chuyên môn; dựng lại hiện trường;

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, riêng khoản 3 Điều 10 Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào