03 biện pháp giải quyết khi xảy ra ùn tắc giao thông?

Biện pháp nào được áp dụng giải quyết khi xảy ra ùn tắc giao thông? Cảnh sát giao thông có quyền di chuyển xe khi xe dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông không?

03 biện pháp giải quyết khi xảy ra ùn tắc giao thông?

Tại Điều 78 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông như sau:

Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.

Theo đó, khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau:

[1] Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;

[2] Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;

[3] Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.

03 biện pháp giải quyết khi xảy ra ùn tắc giao thông?

03 biện pháp giải quyết khi xảy ra ùn tắc giao thông? (Hình từ Internet)

Cảnh sát giao thông có quyền di chuyển xe khi xe dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông không?

Tại Điều 69 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ như sau:

Điều 69. Di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
1. Khi phát hiện phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ nhưng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông đường bộ không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ trên.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện thì Cảnh sát giao thông được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển phương tiện đó.
2. Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ có hành vi cản trở, chống đối việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ thì Cảnh sát giao thông thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này, nếu người đó vẫn tiếp tục cản trở, chống đối thì Cảnh sát giao thông được cưỡng chế thi hành.
[...]

Căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp phát hiện xe vi phạm quy định dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ nhưng người điều khiển xe, chủ phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ trên.

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào?

Tại khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về các vị trí người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe. Cụ thể, không được dừng, đỗ xe tại các vị trí:

- Bên trái đường một chiều;

- Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;

- Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;

- Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;

- Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;

- Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;

- Điểm đón, trả khách;

- Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;

- Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

- Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

- Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, riêng khoản 3 Điều 10 Luật Trật tư, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tham gia giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất 05 mốc tốc độ tối đa khi xe ô tô đi trên đường cao tốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, khi tham gia giao thông, tài xế bắt buộc phải bật đèn và không được sử dụng còi trong một số khung giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025 người lái xe cần mang theo giấy tờ gì khi tham gia giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người lái xe, người đi bộ và người bị nạn gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bổ sung phân loại xe ưu tiên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ưu tiên nào không bị hạn chế tốc độ, không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại xe được ưu tiên từ 1/1/2025? Màu tín hiệu để nhận biết xe ưu tiên?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định độ tuổi lái xe máy từ ngày 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tham gia giao thông
Huỳnh Minh Hân
181 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào