Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không?

Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không? Xe cứu thương có được đi vào làn đường ngược chiều không?

Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không?

Căn cứ tại khoản 24 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
[...]
22. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
23. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
24. Sử dụng quyền của xe ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định của pháp luật.
25. Không khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
[...]

Theo quy định trên, xe cứu thương sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Do đó, xe cứu thương không được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không?

Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không? (Hình từ Internet)

Tài xế xe cứu thương sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
[...]

Như vậy, tài xế xe cứu thương sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Xe cứu thương có được đi vào làn đường ngược chiều không?

Căn cứ tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 27. Xe ưu tiên
[...]
2. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
b) Xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
c) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
[...]
3. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này phải có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Màu của tín hiệu đèn ưu tiên được quy định như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy, xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;
[...]
4. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được; riêng đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời.
[...]

Như vậy, xe cứu thương được phép đi vào đường ngược chiều trong trường hợp đi làm nhiệm vụ cấp cứu và phát tín hiệu ưu tiên có đèn nhấp nháy màu đỏ.

Ngoài ra, khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe cứu thương còn:

- Không bị hạn chế tốc độ;

- Được phép đi vào các đường khác có thể đi được,

- Được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông.

- Đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp

Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Xe cứu thương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xe cứu thương
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, định mức xe ô tô cứu thương trong lĩnh vực y tế từ 23/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe cứu thương sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe cứu thương có được sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên khi đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xe cứu thương
Lê Nguyễn Minh Thy
295 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào