Cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị bán hàng hóa khi người tiêu dùng đã từ chối không?
- Cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị bán hàng hóa khi người tiêu dùng đã từ chối không?
- Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Trong thời hạn cân nhắc, người tiêu dùng rút lại giao kết hợp đồng bán hàng tận cửa và đã thông báo nhưng bị từ chối thì cá nhân kinh doanh bị phạt thế nào?
Cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị bán hàng hóa khi người tiêu dùng đã từ chối không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa như sau:
Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức sau đây:
a) Tự mình thực hiện;
b) Người lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này khi bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
b) Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
c) Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa không được tiếp tục đề nghị bán hàng hóa khi người tiêu dùng đã từ chối.
Cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị bán hàng hóa khi người tiêu dùng đã từ chối không? (Hình từ Internet)
Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về hợp đồng bán hàng tận cửa như sau:
Điều 44. Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn này, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Theo đó, kể từ ngày giao kết hợp đồng bán hàng tận cửa bằng văn bản thì người tiêu dùng có tối thiểu 03 ngày làm việc để cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Trong thời hạn cân nhắc, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trong thời hạn cân nhắc, người tiêu dùng rút lại giao kết hợp đồng bán hàng tận cửa và đã thông báo nhưng bị từ chối thì cá nhân kinh doanh bị phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa như sau:
Điều 55. Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh bán hàng tận cửa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người bán hàng tận cửa không giới thiệu tên của thương nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
b) Người bán hàng tận cửa cố tình tiếp xúc với người tiêu dùng để đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp người tiêu dùng đã từ chối;
c) Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng;
d) Buộc người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng trước khi hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Từ chối trách nhiệm đối với hoạt động của người bán hàng tận cửa trong trường hợp người đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
e) Không giải thích đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ sẽ giao dịch với người tiêu dùng;
g) Hợp đồng bán hàng tận cửa không được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong thời hạn cân nhắc (3 ngày làm việc) người tiêu dùng rút lại giao kết hợp đồng bán hàng tận cửa và đã thông báo nhưng bị cá nhân kinh doanh từ chối thì cá nhân kinh doanh bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?