Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân?

Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định trách nhiệm cụ thể:

Điều 9. Trách nhiệm cụ thể
1. Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc:
a) Nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an tham mưu với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, biện pháp về thực hiện công tác dân vận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu lãnh đạo Bộ Công an tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện những chủ trương, biện pháp, văn bản quy định tại khoản này;
b) Nghiên cứu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định những chủ trương, chương trình, kế hoạch phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương để thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch quy định tại khoản này;
c) Chủ trì, tham mưu Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động trong Công an nhân dân hướng đến kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (ngày 15 tháng 10), “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ngày 19 tháng 8);
[...]

Như vậy, ngày 15 tháng 10 hằng năm là ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày “Dân vận” của cả nước.

Trải qua 93 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Theo lịch Vạn niên, ngày 15 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 13/9/2024 âm lịch.

Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 15 tháng 10 là ngày gì? Ngày 15 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân như sau:

[1] Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch về vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

[2] Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đúng các quy định của Chính phủ Việt Nam, chính quyền nước sở tại và phát huy khả năng, điều kiện tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; vận động, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước, bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[3] Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình theo quy định của pháp luật.

[4] Thực hiện công tác cải cách hành chính, quản lý cư trú, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

[5] Ứng dụng công nghệ thông tin, tiện ích mạng xã hội trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

[6] Nắm tình hình Nhân dân và thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

[7] Tổ chức lấy ý kiến giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng lực lượng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân.

[8] Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

[9] Vận động Nhân dân tham gia, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn và tệ nạn xã hội phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng.

[10] Thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân.

Rà soát, đánh giá chất lượng mô hình và xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân và các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

[11] Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

[12] Thực hiện công tác an sinh xã hội, từ thiện, giúp đỡ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; củng cố, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an nhân dân với Nhân dân.

[13] Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc, tôn giáo và chính sách xã hội gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

[14] Giáo dục cán bộ, chiến sĩ về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, phục vụ Nhân dân. Kiện toàn, xây dựng lực lượng làm công tác dân vận; tăng cường cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác dân vận, bảo đảm an ninh, trật tự hướng về cơ sở.

[15] Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

[16] Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.

[17] Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân

Phương pháp tuyên truyền trong công tác dân vận là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định phương pháp thực hiện công tác dân vận:

Điều 6. Phương pháp thực hiện công tác dân vận
1. Phương pháp tuyên truyền là việc dùng các lý lẽ, luận cứ, luận chứng để thúc đẩy thái độ, tư tưởng, tâm lý và hành động của Nhân dân.
2. Phương pháp nêu gương là việc sử dụng những tấm gương mẫu mực, điển hình người tốt, việc tốt để kích thích tính tích cực, tự giác của Nhân dân.
3. Phương pháp thuyết phục là việc sử dụng tổng hợp lời nói, chữ viết, dẫn chứng, thái độ, hành động để làm cho Nhân dân tin tưởng, đồng thuận.
4. Phương pháp kết hợp, sử dụng linh hoạt các hình thức thực hiện công tác dân vận là việc căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, để lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều hình thức thực hiện công tác dân vận cụ thể.

Theo quy định trên, phương pháp tuyên truyền trong công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là việc dùng các lý lẽ, luận cứ, luận chứng để thúc đẩy thái độ, tư tưởng, tâm lý và hành động của Nhân dân.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào