Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh là ở đâu?
Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh?
Tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ theo quy định trên, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Tại Số thứ tự 1 Mục B Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Trung tâm dịch vụ việc làm ban hành kèm theo Quyết định 1251/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quy định về địa điểm thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo đó, có thể thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh ở địa chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Địa chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh được cập nhật theo Quyết định 1251/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tùy vào từng thời kỳ mà địa chỉ có thể được thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh là ở đâu? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp trợ cấp thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, hiện nay mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Tuy nhiên, mức hưởng tối đa sẽ không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Khi nào người lao động không cần thông báo về việc tìm kiếm việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 có quy định về việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm như sau:
Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Theo đó, những trường hợp sau đây người lao động không cần phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Trường hợp bất khả kháng.
Khi thuộc các trường hợp trên, người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?