Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn bao nhiêu tiền nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước?

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn bao nhiêu tiền nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước?

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2021/NĐ-CP có giải thích từ ngữ như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ
1. Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:
a) Học bổng ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;
b) Học bổng ngân sách nhà nước cấp thông qua các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Học bổng do Chính phủ nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chính quyền các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam (sau đây gọi chung là học bổng do phía nước ngoài đài thọ).
[...]

Theo quy định, du học sinh được cấp học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam đi học ở nước ngoài và được tài trợ toàn bộ hoặc một phần các khoản chi phí liên quan đến việc học tập. Các khoản chi phí này có thể bao gồm học phí, phí đi lại, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác, được hỗ trợ từ một hoặc nhiều nguồn ngân sách.

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn bao nhiêu tiền nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước?

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn bao nhiêu tiền nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước? (Hình từ Internet)

Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn bao nhiêu tiền nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 143/2013/NĐ-CP thì người được đào tạo trình độ cao đẳng, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc tài trợ từ nước ngoài phải hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Nếu không thực hiện nghĩa vụ làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước trong vòng 12 tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Nếu sau khi tốt nghiệp, người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thời hạn 12 tháng sẽ được tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo.

- Trường hợp 2: Nếu người học chưa hoàn thành đủ thời gian làm việc theo quy định mà tự ý bỏ việc, thì người học và gia đình người học tại Việt Nam (bao gồm bố, mẹ đẻ, chồng, vợ hoặc người đại diện hợp pháp khác) sẽ phải cam kết bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định 143/2013/NĐ-CP.

Nếu người học không trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để thực hiện nghĩa vụ làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gia đình người học tại Việt Nam sẽ có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

Cách tính chi phí bồi hoàn theo Điều 5 Nghị định 143/2013/NĐ-CP

Đối với trường hợp 1: Người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước.

Đối với trường hợp 2: Chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 - T2)

Trong đó:

- S là chi phí bồi hoàn;

- F là chi phí đào tạo được cấp;

- T1 là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn. Thời gian làm việc chỉ được tính tròn tháng nếu số ngày làm việc trong tháng từ 15 ngày trở lên.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi đào tạo đại học trong thời gian 48 tháng, chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước là 60 triệu đồng. Thời gian phải chấp hành sự điều động làm việc sau khi hoàn thành khóa học của anh A là 96 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được 47 tháng 16 ngày, sau đó anh A tự ý bỏ việc. Theo nguyên tắc làm tròn tháng, thời gian anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được làm tròn thành 48 tháng. Chi phí mà anh A phải bồi hoàn là:

S = (60000000 đ/96 tháng) x (96 tháng - 48 tháng) = 30.000.000đ

Như vậy, Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước nếu không làm việc theo sự điều động của Nhà nước.

Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 63 Luật Giáo dục đại học 2012 một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước được quy định như sau:

- Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phân công làm việc đối với người học đã được công nhận tốt nghiệp, quá thời hạn trên, nếu người học không được phân công làm việc thì không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào