Từ 1/1/2025, tài xế được từ chối vận tải hành khách trong trường hợp nào?
Từ 1/1/2025, tài xế được từ chối vận tải hành khách trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Đường bộ 2024 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách như sau:
Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
1. Từ chối vận tải hành khách có một trong các hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô;
b) Cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô;
c) Gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trên xe ô tô;
d) Gian lận vé;
đ) Vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 của Luật này.
2. Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Không được từ chối vận tải hành khách, trừ lý do quy định tại khoản 1 Điều này; không được gây khó khăn đối với hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai; không được chuyển hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách, trừ trường hợp bất khả kháng.
[...]
Theo đó, từ 1/1/2025, tài xế được từ chối vận tải hành khách trong trường hợp sau đây:
- Gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô;
- Cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô;
- Gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trên xe ô tô;
- Gian lận vé;
- Khi mang theo hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã; hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường.
Từ 1/1/2025, tài xế được từ chối vận tải hành khách trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đường bộ 2024 quy định về vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:
Điều 57. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và sử dụng người lái xe bảo đảm đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
c) Công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
e) Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật
[...]
Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
- Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và sử dụng người lái xe bảo đảm đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải;
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc hoạt động đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định nguyên tắc hoạt động đường bộ như sau:
- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?