Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu?
Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu?
Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Theo đó, tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có mức phạt như sau:
(1) Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm tùy vào mức độ và hành vi của người phạm tội.
Tội lây truyền HIV cho người khác theo Bộ luật hình sự năm 2015 bị đi tù bao lâu? (Hình từ Internet)
Tội cố ý truyền HIV cho người khác bị trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo Điều 149 Bộ luật Hình sự 2015 được điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý truyền HIV cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
(1) Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Đối với người dưới 18 tuổi;
- Đối với từ 02 người đến 05 người;
- Lợi dụng nghề nghiệp;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với 06 người trở lên;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
(4) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người nhiễm HIV có những quyền gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
[...]
Như vậy, theo quy định thì người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
- Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
- Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;
- Học văn hóa, học nghề, làm việc;
- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?