Phát hiện động vật mắc bệnh dại thì xử lý thế nào?
Phát hiện động vật mắc bệnh dại sẽ xử lý thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Phụ lục 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra như sau:
6. Xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra
6.1. Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại.
b) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
c) Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
d) Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.
6.2. Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt trong thời gian có dịch.
6.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.
6.4. Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi phát hiện động vật mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại sẽ được xử lý như sau:
- Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:
+ Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại.
+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;
+ Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.
- Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt trong thời gian có dịch.
- Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.
- Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
Phát hiện động vật mắc bệnh dại sẽ xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ vật nuôi cần lưu ý gì về quản lý vật nuôi để phòng bệnh dại?
Căn cứ quy định Mục 2 Phụ lục 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT thì trách nhiệm quản lý chó nuôi để phòng bệnh dại thuộc về chủ nuôi chó và Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:
Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại
2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)
a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ vật nuôi cần lưu ý các vấn đề sau:
- Phải đăng ký việc nuôi chó với Uỷ ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
- Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
- Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó.
Lưu ý: Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt sử dụng các loại thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng, chữa bệnh cho động vật là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y như sau:
Điều 42. Vi phạm về hoạt động trong hành nghề thú y
[...]
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng, chữa bệnh cho động vật;
b) Sử dụng các loại thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y hoặc nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật;
d) Kê đơn thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam.
[...]
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
[...]
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này;
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
[...]
Như vậy, mức xử phạt sử dụng các loại thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng, chữa bệnh cho động vật là:
Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề thú y từ 01 tháng đến 03 tháng, buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?