Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là bao nhiêu?

Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể QG là bao nhiêu?

Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là bao nhiêu?

Căn cứ tiết 2.2 Tiểu mục 2 Mục 1 Phần thứ 2 Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội Tải về như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, YÊU CẦU
[...]
2. Chỉ tiêu
2.1. Nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%;
- Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa: 65%;
- Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%;
- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hoá hàng năm: 70-73% (tính trên tổng số đăng ký);
- Tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa: 100%.
2.2. Nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
- Di sản được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: 15;
- Số di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng: di tích Quốc gia đặc biệt: 03; di tích cấp Quốc gia: 08; di tích cấp Thành phố: 80.
[...]

Như vậy, theo Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là 15.

Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là bao nhiêu?

Chương trình 06-CTr/TU trong nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, chỉ tiêu số di sản của Hà Nội được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển văn hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 theo Chương trình 06-CTr/TU là gì?

Theo Tiểu mục 1 Mục 1 Phần thứ 2 Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội Tải về thì mục tiêu phát triển văn hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Xác định rõ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, tôn trọng pháp luật. Khơi dậy lòng tự hào, tình yêu Hà Nội và ý chí khát vọng vươn lên của Nhân dân Thủ đô.

- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng môi trường sống lành mạnh, phong phú, tạo chuyển biến tích cực về tâm lý, lối sống, hành vi của thanh thiếu niên.

Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, lấy “chân-thiện-mỹ” làm mục tiêu của các hoạt động văn hoá nghệ thuật đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hoá của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của Nhân dân.

Xây dựng ngành công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp văn hoá tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Quan điểm về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 quy định về quan điểm về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế;

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu;

Xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 là ngày gì? Ngày 3 tháng 12 năm 2024 là bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Cận thị là gì? Nguyên nhân bị cận thị? Cận thị gây triệu chứng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
1,271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào