02 trường hợp được sử dụng tín hiệu còi khi tham gia giao thông từ 01/01/2025?

02 trường hợp được sử dụng tín hiệu còi khi tham gia giao thông từ 01/01/2025? Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên như thế nào?

02 trường hợp được sử dụng tín hiệu còi khi tham gia giao thông từ 01/01/2025?

Căn cứ Điều 21 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về sử dụng tín hiệu còi như sau:

Điều 21. Sử dụng tín hiệu còi
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

Theo đó, từ 01/01/2025, chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong 02 trường hợp sau đây:

- Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;

- Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

Lưu ý: Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

02 trường hợp được sử dụng tín hiệu còi khi tham gia giao thông từ 1/1/2025?

02 trường hợp được sử dụng tín hiệu còi khi tham gia giao thông từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)

Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
[...]

Như vậy, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới cụ thể:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Tín hiệu đèn giao thông;

- Biển báo hiệu đường bộ;

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;

- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;

- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Trường hợp nào người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại để bảo đảm an toàn?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:

- Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;

- Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

- Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;

- Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;

- Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;

- Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;

- Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;

- Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;

- Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;

- Gặp xe ưu tiên;

- Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;

- Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tham gia giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Video giám sát làn đường và hình ảnh phương tiện qua trạm thu phí được lưu trữ trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái xe, người đi xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/1/2025, người lái xe máy có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe đạp, xe đạp máy được chở mấy người theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi gặp biển nào xe ưu tiên theo luật định vẫn phải dừng lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái xe được dừng xe, đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe được quyền ưu tiên có được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi không làm nhiêm vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế không được lái xe ô tô quá 10 giờ trong một ngày đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, xe ô tô cá nhân có bắt buộc lắp camera hành trình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi dừng xe, tài xế ô tô được phép rời khỏi vị trí lái không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tham gia giao thông
Nguyễn Thị Hiền
393 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào