Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024 đang được áp dụng là Mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Tải về mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
c) Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.
Đối với các công ty cổ phần được thành lập trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2023, việc đáp ứng quy định về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
d) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Việc tăng vốn điều lệ được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam.
- Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bảo đảm đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đối với công ty cổ phần.
Đối với các công ty cổ phần được thành lập trước thời điểm ngày 01/01/2023, việc đáp ứng quy định về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 01/01/2026.
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều 73. Điều kiện trước khi chính thức hoạt động
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Đối với trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thời gian chính thức hoạt động; thời gian gia hạn tối đa là 12 tháng.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định sau đây để chính thức hoạt động:
a) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với hình thức hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; bầu, bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; bầu, bổ nhiệm các chức danh đã được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này;
[...]
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì doanh nghiệp bảo hiểm được xem xét gia hạn thời gian chính thức hoạt động tối đa là 12 tháng với điều kiện phải báo cáo bằng văn bản và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thời gian chính thức hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?