Bảng lương của Dược sĩ cao cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Bảng lương của Dược sĩ cao cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở như sau:
Điều 3. Mức lương cơ sở
[...]
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
[...]
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định cách tính lương công chức khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định cách xếp lương như sau:
Điều 10. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp dược quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp dược sĩ cao cấp (mã số V.08.08.20) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
[...]
Như vậy, bảng lương của viên chức Dược sĩ cao cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 6,20 | 14.508.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 18.720.000 |
Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác.
Bảng lương của Dược sĩ cao cấp khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ viên chức Dược sĩ chính lên Dược sĩ cao cấp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ viên chức Dược sĩ chính (hạng 2) lên viên chức Dược sĩ cao cấp (hạng 1) ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung thì trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng 2 đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau:
- Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
- Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”;
- Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
- Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên;
- Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
- Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành;
- Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên.
Nhiệm vụ của Dược sĩ cao cấp là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định nhiệm vụ của Dược sĩ cao cấp như sau:
- Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
- Chủ trì thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
- Chủ trì, tổ chức thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong phạm vi được giao;
- Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
- Chủ trì, tổ chức thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
- Chủ trì tổ chức việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;
- Chủ trì thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
- Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
- Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cấp phát thuốc;
- Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
- Chủ trì nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho học viên, sinh viên và viên chức chuyên môn;
- Chủ trì công tác chỉ đạo tuyến;
- Chủ trì công tác thống kê và báo cáo.
Lưu ý: Thông tư 11/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch giáo dục lớp 5 theo Chương trình mới theo Công văn 3799 của Bộ giáo dục?
- Quyết định việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản quy định thì được thông qua khi nào?
- Người ngồi trên xe ô tô có phải xuống xe khi qua phà không theo quy định mới từ 01/01/2025?
- Người lái xe máy được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe trong trường hợp nào?
- Đề xuất 8 điều cấm với đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường bộ?