Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Căn cứ Tiểu mục a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 quy định như sau:
3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
[...]
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết:
Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
[...]
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
[...]
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
[...]
Theo quy định trên, trường hợp sống chung trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được Nhà nước khuyến khích đăng ký kết hôn.
Trường hợp nam nữ sống chung trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Khi có yêu cầu về chia tài sản thì phần tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp có thỏa thuận về chia tài sản.
Trường hợp người chồng mất thì phần tải sản được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi đó sẽ có 02 trường hợp:
[1] Trường hợp người chồng mất có để lại di chúc
Người chồng mất có để lại di chúc mà trong di chúc sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người vợ thì người vợ được thừa kế phần tài sản đó.
[2] Trường hợp người chồng mất không có di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Vì vậy, khi người chồng mất không có di chúc vợ vẫn được chia thừa kế theo hàng thừa kế.
Ngoài ra, trường hợp chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ còn sống thì vợ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định.
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng là gì?
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?