Khối C14 gồm những môn nào? Các trường có khối C14 ở Hà Nội và TP HCM?
Khối C14 gồm những môn nào? Các trường có khối C14 ở Hà Nội và TP HCM?
Khối C14 gồm có Toán, Văn, GDCD
Các trường có khối C14 ở Hà Nội bao gồm:
STT | Tên trường có khối C14 | Ngành |
1 | Trường Đại học Đại Nam | Điều dưỡng, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Truyền thông đa phương tiện |
2 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | Tài chính- Ngân hàng, Luật Kinh tế, Kỹ thuật xây dựng |
3 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | Việt Nam học |
4 | Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | Tài chính- Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế |
Các trường có khối C14 ở TP HCM bao gồm:
STT | Tên trường có khối C14 | Ngành |
1 | Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh | Công nghệ thông tin, Kế toán, Luật |
2 | Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | Luật |
Lưu ý: Danh sách này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo từng năm tuyển sinh. Anh/chị nên tra cứu thông tin chính thức từ website của các trường để có thông tin mới nhất.
Khối C14 gồm những môn nào? Các trường có khối C14 ở Hà Nội và TP HCM? (Hình từ Internet)
Đang là sinh viên năm nhất có được chuyển ngành không?
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học như sau:
Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
c) Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
Như vậy, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính nếu không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.
Do đó, sinh viên năm nhất không được chuyển ngành.
Điều kiện chuyển cơ sở đào tạo của sinh viên là gì?
Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện chuyển cơ sở đào tạo như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT;
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
Trường hợp sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 từ 15/01/2025?
- Tải mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?