Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện?
Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 10. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Để được thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
2. Các điều kiện quy định tại các điểm e, g khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Trường hợp thành lập văn phòng đại diện, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm h, i khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, một trong những điều kiện để được thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đó là ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
Ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động bao lâu mới được thành lập văn phòng đại diện? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại có được thực hiện hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo phân cấp của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phòng giao dịch là loại hình chi nhánh, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo số, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:
a) Phê duyệt, quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
b) Cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
4. Chi nhánh quản lý phòng giao dịch là chi nhánh được giao thực hiện một số nội dung quản lý đối với phòng giao dịch trên địa bàn cùng một tỉnh, thành phố theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của Thông tư này.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
[...]
Như vậy, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại không được thực hiện hoạt động kinh doanh mà chỉ mang tính chất đại diện theo ủy quyền cho ngân hàng thương mại.
Ai có thẩm quyền chấp thuận đề nghị thành lập văn phòng đại diện ngân hàng thương mại?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại
[...]
4. Trong một số trường hợp cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét quyết định chấp thuận:
a) Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại trên cơ sở trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và phù hợp với điều kiện thực tế nhằm:
(i) Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ;
(ii) Hỗ trợ ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.
b) Chuyển đổi phòng giao dịch thành chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại trên cơ sở hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh ở trong nước quy định tại Thông tư này, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
[...]
Theo quy định trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có thẩm quyền xem xét chấp thuận đề nghị thành lập văn phòng đại diện ngân hàng thương mại trên cơ sở trình tự, thủ tục theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế nhằm:
- Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Hỗ trợ ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.
Lưu ý: Thông tư 32/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?