Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là gì?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là gì? Nhiệm vụ tuyên truyền, nhận thức phát triển chính quyền số?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đối số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" Tải về như sau:

II. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU
2. Mục tiêu
[....]
2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Về chính quyền số
Phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số. Hoàn thành cơ bản chính quyền số, các hoạt động chỉ đạo, điều hành của quận được thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của hệ thống cơ sở dữ liệu số.
- Triển khai 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại theo kể hoạch của Thành phố. Phấn đấu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin.
- Hoàn thiện đầy đủ nền tảng dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ theo quy định, kế hoạch, lộ trình của Thành phố.
b) Về kinh tế số
- Kinh tế số phát triển mạnh mẽ; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ trên 40%.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.
c) Về xã hội số
Các chỉ tiêu đến năm 2030 phấn đấu tăng từ 20 - 30% so với chỉ tiêu năm 2025, nhằm bảo đảm tối đa các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất, đào tạo để người dân được sử dụng các dịch vụ trên môi trường số góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
[....]

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là:

- Hoàn thành cơ bản chính quyền số, các hoạt động chỉ đạo, điều hành của quận được thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của hệ thống cơ sở dữ liệu số.

- Phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số.

- Triển khai 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại theo kể hoạch của Thành phố. Phấn đấu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin.

- Hoàn thiện đầy đủ nền tảng dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ theo quy định, kế hoạch, lộ trình của Thành phố.

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là gì?

Nghị quyết 18-NQ/TU 2022 của Thành ủy Hà Nội, những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về chính quyền số là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức phát triển chính quyền số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như thế nào?

Theo tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần C Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2023 Thành phố Hà Nội thì nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức phát triển chính quyền số như sau:

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị liên quan: Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về CĐS, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh để các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia CĐS, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh.

- Các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TU, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố tới hệ thống chính trị các cấp và các tầng lớp Nhân dân, bảo đảm cụ thể, sát với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế.

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tại đơn vị, địa phương hoặc lồng ghép các nội dung liên quan vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị, địa phương.

Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như thế nào?

Theo tiết 2.1 Tiểu mục 2 Mục 1 Phần C Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2023 Thành phố Hà Nội thì nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số như sau:

(1) Sở Thông tin và Truyền thông, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thị xã và các đơn vị liên quan:

- Hoàn thành xây dựng và triển khai Đề án xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy thuộc phạm vi, thẩm quyền của Thành phố về phát triển chính quyền số và xây dựng thành phố thông minh; các văn bản hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin về đô thị thông minh, thành phố thông minh. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp, đảm bảo tính khả thi để đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi).

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân Thành phố cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu Thành phố (khi có điều chỉnh, phát sinh); phát triển dữ liệu mở của Thành phố; ban hành Quy chế về quản lý, đảm bảo an toàn thông tin mạng của thành phố Hà Nội.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội theo kế hoạch hằng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan thuộc Thành phố.

(2) Sở Xây dựng: Nghiên cứu, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành chính sách khuyến khích áp dụng và có lộ trình từng bước áp dụng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định, hướng dẫn liên quan đến xây dựng phát triển đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh, thành phố thông minh; xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho đô thị thông minh sau khi Bộ Xây dựng ban hành bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh; áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý, mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số trong phát triển và quản lý đô thị.

(3) Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Nghiên cứu, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành chính sách khuyến khích áp dụng và có lộ trình từng bước áp dụng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định, hướng dẫn liên quan đến quy hoạch xây dựng, kiến trúc đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hướng tới đô thị thông minh, thành phố thông minh

(4) Các Sở, ban, ngành: Kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy chế về quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của Thành phố được giao chủ trì đảm bảo phù hợp tiến độ triển khai các hệ thống.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào