Theo Chỉ thị 30-CT-TU năm 2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định yếu tố nào là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại?

Theo Chỉ thị 30-CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định yếu tố nào là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại?

Theo Chỉ thị 30-CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định yếu tố nào là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại?

Căn cứ Chỉ thị 30-CT/TU năm 2024 Tải về của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh như sau:

[...]
Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
[...]

Như vậy, theo Chỉ thị 30-CT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà giá trị, chuẩn mực của người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

Theo Chỉ thị 30-CT-TU năm 2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định yếu tố nào là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại?

Theo Chỉ thị 30-CT-TU năm 2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định yếu tố nào là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Văn hiến-Văn minh-Hiện đại? (Hình từ Internet)

Các chương trình, dự án trọng điểm của vùng Thủ đô là gì?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 91/2021/NĐ-CP quy định các chương trình, dự án trọng điểm:

Điều 11. Các chương trình, dự án trọng điểm
1. Các chương trình, dự án trọng điểm của vùng là các công trình, dự án quy mô lớn có vai trò tạo động lực, sức lan tỏa và kết nối phát triển kinh tế, xã hội cho vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng trong các lĩnh vực sau:
a) Về hạ tầng kỹ thuật: các dự án đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc hướng tâm và đường vành đai; đường sắt nội vùng, đường sắt quốc gia; nâng cấp cảng hàng không quốc tế; các dự án thủy lợi và phòng chống lũ liên tỉnh; phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao; xây mới và nâng cấp các nhà máy nước liên tỉnh; các dự án xử lý chất thải rắn, nước thải; các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí; các dự án giao thông trọng điểm của các địa phương trong vùng;
b) Về hạ tầng xã hội: các cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cấp vùng tại một số địa phương thuộc vùng;
c) Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch, văn hóa, thể thao: các dự án gắn với các hành lang kinh tế, các tuyến đường cao tốc, đường vành đai;
[...]

Như vậy, các chương trình, dự án trọng điểm của vùng Thủ đô bao gồm:

- Về hạ tầng kỹ thuật:

+ Các dự án đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc hướng tâm và đường vành đai; đường sắt nội vùng, đường sắt quốc gia; nâng cấp cảng hàng không quốc tế

+ Các dự án thủy lợi và phòng chống lũ liên tỉnh; phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao; xây mới và nâng cấp các nhà máy nước liên tỉnh

+ Các dự án xử lý chất thải rắn, nước thải; các trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí

+ Các dự án giao thông trọng điểm của các địa phương trong vùng;

- Về hạ tầng xã hội: các cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cấp vùng tại một số địa phương thuộc vùng

- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch, văn hóa, thể thao: các dự án gắn với các hành lang kinh tế, các tuyến đường cao tốc, đường vành đai

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn: các trung tâm hỗ trợ nông nghiệp cấp vùng và các vùng sản xuất chuyên canh, nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn.

Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô gồm các thành viên nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 91/2021/NĐ-CP quy định Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô gồm các thành viên sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ

- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

- Ủy viên Thường trực: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Các Ủy viên:

+ Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Công an, Quốc phòng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Tư pháp; Văn phòng Chính phủ

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình; Phú Thọ; Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Thái Nguyên

+ Đại diện là chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu thuộc cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng; đại diện có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp của Vùng Thủ đô

- Thường trực Hội đồng điều phối vùng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào