Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính là gì? Kiểm toán viên chính có nhiệm vụ như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính là gì?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính như sau:
Điều 24. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính
1. Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
2. Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
3. Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
4. Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
5. Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính như sau:
- Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
- Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
- Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính là gì? Kiểm toán viên chính có nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên chính có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về nhiệm vụ của kiểm toán viên chính như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và các văn bản có liên quan;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, kế hoạch kiểm toán năm của đơn vị;
- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi trách nhiệm được phân công; chủ trì hoặc tham gia lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán;
- Tham gia thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán hoặc tái thẩm định báo cáo kiểm toán theo kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, đề xuất xử lý các kiến nghị, khiếu nại về báo cáo kiểm toán khi được phân công;
- Tham gia tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với Kiểm toán viên, thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
- Kiểm toán viên chính khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên chính?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên chính như sau:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
- Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán (năm, trung hạn, dài hạn) và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng và kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy trình, chuẩn mực kiểm toán nhà nước; có khả năng xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho Kiểm toán viên;
- Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?