Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì?
Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 4. Đóng gói tiền mặt
1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.
2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn) miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn) miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười) túi tiền cùng mệnh giá.
Đối với kho tiền Trung ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền kim loại gồm:
a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá 5.000 đồng;
b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;
c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá 200 đồng.
6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt.
Theo đó, một bó tiền ngân hàng có 1.000 tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 thếp, mỗi thếp gồm 100 tờ.
Một bó tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 5. Niêm phong tiền mặt
1. Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng, mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.
2. Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.
3. Người có tên, chữ ký trên giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.
4. Quy định niêm phong bao, túi, thùng tiền của Ngân hàng Nhà nước:
a) Kẹp chì đối với tiền mới in;
b) Kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với tiền đã qua lưu thông.
5. Niêm phong tiền mới in:
a) Trên giấy niêm phong gói tiền mới in (10 bó) gồm các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;
b) Trên bao tiền gồm các nội dung: ký hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền.
Như vậy, trên giấy niêm phong bó tiền ngân hàng phải ghi đầy đủ các nội dung dưới đây:
- Tên ngân hàng.
- Loại tiền.
- Số lượng bó tiền.
- Số tiền.
- Họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói.
- Ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.
Hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền ngân hàng do ai quản lý?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 31. Niêm phong và gửi chìa khóa dự phòng khóa cửa kho tiền
1. Việc niêm phong chìa khóa dự phòng cửa kho tiền được các thành viên giữ chìa khóa và cán bộ kiểm soát chứng kiến, lập biên bản, cùng ký tên trên niêm phong. Các mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên quy định tại Khoản 2 Điều 28 Thông tư này được từng thành viên ghi lại, niêm phong trong phong bì riêng cùng với chìa định vị dự phòng, chính là chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có khóa mã số. Hộp chìa khóa dự phòng được gửi vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, chi nhánh khác cùng hệ thống tổ chức tín dụng hay Kho bạc Nhà nước ngay trong ngày. Đơn vị nhận gửi có trách nhiệm bảo quản an toàn, nguyên vẹn niêm phong hộp chìa khóa dự phòng trong kho tiền của mình.
2. Kho tiền Trung ương gửi chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền vào kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gần nhất. Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi chìa khóa dự phòng vào kho tiền Trung ương trên địa bàn - (nếu có) hay kho tiền Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
3. Hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền có 2 ổ khóa, Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người quản lý một ổ; chìa khóa hộp này được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.
Theo quy định trên, hộp bảo quản chìa khóa dự phòng của cửa kho tiền ngân hàng sẽ có 2 ổ khóa và giao cho Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người quản lý một ổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?