Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm bao nhiêu đồng chí?

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm bao nhiêu đồng chí?

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm bao nhiêu đồng chí?

Căn cứ theo Mục 3 Phần Quyết nghị Tài liệu Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thì đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 17 đồng chí và bầu đồng chí Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đồng thời với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội kêu gọi cán bộ công đoàn, công chức, viên chức, công nhân, lao động cả nước phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, nêu cao tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết Tài liệu Hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 tại đây. Tải về.

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm bao nhiêu đồng chí?

Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã bầu Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm bao nhiêu đồng chí? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?

Theo quy định tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm:

- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam.

- Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.

- Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

- Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;

- Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;

Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp như thế nào?

Căn cứ tại Tiểu mục 6.3 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp như sau:

- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.

- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.

- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.

Mặt khác, theo Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định Đại hội công đoàn như sau:

[1] Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:

- Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

- Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

[2] Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

[3] Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.

[4] Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:

- Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.

- Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.

- Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

[5] Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
786 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào