Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô? Bằng lái ô tô có bao nhiêu loại?

Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô? Bằng lái ô tô có bao nhiêu loại?

Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô?

Tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về tuổi không được lái xe ô tô như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, hiện hành pháp luật không quy định về độ tuổi tối đa được lái xe ô tô tải, ô tô chở người dưới 30 chỗ nhưng người lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Tuy nhiên đối với ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi thì độ tuổi tối đa được phép lái xe là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô? Bằng lái ô tô có bao nhiêu loại?

Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô? Bằng lái ô tô có bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)

Bằng lái ô tô có bao nhiêu loại?

Tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định các loại bằng lái ô tô bao gồm:

(1) Hạng B1:

Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

(2) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

(3) Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

(4) Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

(5) Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

(6) Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.

- Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

- Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

- Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

- Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Thời hạn sử dụng của bằng lái ô tô là bao lâu?

Tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT có quy định về thời hạn cúa giấy phép lái xe như sau:

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Như vậy, bằng lái ô tô có thời hạn sử dụng như sau:

- Bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Bằng lái xe C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bằng lái xe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bằng lái xe
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, bằng lái xe FC còn được sử dụng không? Được cấp, đổi lại như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe B1 có còn dùng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện năm 2024? Đi xe máy điện có cần bằng lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bằng lái xe giả bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, bằng lái xe A1 có còn dùng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn của các bằng lái xe máy được cấp từ 01/01/2025? Bằng lái xe máy có mấy loại từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất 7 nhóm tình trạng, bệnh không được lái xe ô tô hạng B từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã gộp bằng lái xe A1 và B2 thì có tách ra được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng B có được sử dụng thay cho bằng lái xe hạng A để chạy xe máy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp đổi bằng lái xe từ ngày 01/01/2026 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bằng lái xe
Lương Thị Tâm Như
5,316 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào