Nhân viên phục vụ trên xe buýt có bắt buộc phải mặc đồng phục không?

Nhân viên phục vụ trên xe buýt có bắt buộc phải mặc đồng phục không? Nhân viên phục vụ trên xe buýt không mặc đồng phục bị phạt bao nhiêu tiền?

Nhân viên phục vụ trên xe buýt có bắt buộc phải mặc đồng phục không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, một trong những trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên xe buýt là phải mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.

Vì vậy, nhân viên phục vụ trên xe buýt bắt buộc phải mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08072024/xe-buyt-moi.jpg

Nhân viên phục vụ trên xe buýt có bắt buộc phải mặc đồng phục không? (Hình từ Internet)

Nhân viên phục vụ trên xe buýt không mặc đồng phục bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Như vậy, đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt không mặc đồng phục thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Hành khách đi xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, hành khách đi xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm dưới đây:

- Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.

- Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

- Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

- Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hoạt động vận tải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Nhân viên phục vụ trên xe buýt có bắt buộc phải mặc đồng phục không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động vận tải
Nguyễn Thị Kim Linh
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoạt động vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào