Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng mới nhất được quy định như thế nào?

Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng được quy định như thế nào?

Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng mới nhất được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng như sau:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo hoặc Chủ đầu tư dự án phát điện năng lượng tái tạo thực hiện các quy định liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng, cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với dự án, công trình nguồn, lưới để bán điện trực tiếp cho Khách hàng sử dụng điện lớn tuân thủ quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2024/NĐ-CP.

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn tự đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2024/NĐ-CP.

- Khách hàng sử dụng điện lớn báo cáo bằng:

+ Văn bản về việc ký kết hợp đồng mua bán điện trực tiếp với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (kèm theo bản sao hợp đồng mua bán điện)

+ Gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương,

+ Đồng thời thông báo bằng văn bản (kèm theo bản sao hợp đồng mua bán điện) tới Tổng công ty Điện lực (hoạt động trên địa bàn) và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

- Nội dung chính tại văn bản báo cáo bao gồm:

+ Thông báo về việc ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa Khách hàng sử dụng điện lớn và Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;

+ Thông tin của Khách hàng sử dụng điện lớn (địa điểm cơ sở tiêu thụ điện, mục đích sử dụng điện, hiện trạng sử dụng điện (nếu có), cơ sở hạ tầng để tham gia thị trường điện và giá điện hiện hành (nếu có));

+ Hiện trạng của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (loại hình nhà máy điện, công suất, hiện trạng nhà máy, cơ sở hạ tầng để tham gia thị trường điện và giá điện hiện hành).

Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng mới nhất được quy định như thế nào?

Trình tự tham gia mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng mới nhất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tạm dừng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp đối với khách hàng sử dụng điện lớn?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định tạm dừng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau:

Điều 27. Tạm dừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
1. Tạm dừng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
a) Tạm dừng việc tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp đối với Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo trong các trường hợp: Dừng thị trường điện theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành; Một trong các hợp đồng của cơ chế mua bán điện trực tiếp bị tạm dừng hoặc hết hiệu lực, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan; Có hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi; Khách hàng đã tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp có sản lượng tiêu thụ điện bình quân (tính trung bình 12 tháng liên tục) nhỏ hơn 200.000kWh/tháng.
b) Thanh toán trong trường hợp tạm dừng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp của Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo: Khách hàng sử dụng điện lớn mua điện thanh toán theo biểu giá bán lẻ điện theo quy định do Bộ Công Thương ban hành; Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực theo biểu giá điện hiện hành; Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền), đàm phán thống nhất về giá phát điện trong khung giá phát điện năng lượng tái tạo do Bộ Công Thương ban hành hoặc các cơ chế giá điện hiện hành khác.
...

Như vậy, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo tạm dừng tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp đối với khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp:

- Dừng thị trường điện theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;

- Một trong các hợp đồng của cơ chế mua bán điện trực tiếp bị tạm dừng hoặc hết hiệu lực, gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan;

- Có hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi; Khách hàng đã tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp có sản lượng tiêu thụ điện bình quân (tính trung bình 12 tháng liên tục) nhỏ hơn 200.000kWh/tháng.

Chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng được thực hiện thư thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng như sau:

(1) Báo cáo các thông tin liên quan khi bắt đầu thực hiện mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng

- Tên báo cáo: Báo cáo về việc mua bán điện trực tiếp;

- Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng thỏa thuận; giá điện; các nội dung khác;

- Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn;

- Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Khách hàng sử dụng điện lớn trong địa bàn quản lý);

- Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính;

- Thời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng.

(2) Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng năm N-1

- Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng của năm N-1;

- Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp các tháng và năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị;

- Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn;

- Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính;

- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N;

- Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm.

Mua bán điện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán điện
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện từ 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh từ 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê thanh toán trong ngày áp dụng cho đơn vị mua buôn điện theo Thông tư 21?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 25/11/2024, các nhà máy điện nào gián tiếp tham gia thị trường điện?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 25/11/2024, thị trường điện giao ngay tạm ngừng vận hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ tiền điện hằng tháng cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tại tỉnh Kon Tum?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm tham gia thị trường điện đối với đơn vị mua buôn điện là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giới hạn giá chào trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ 25/12/2024 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán điện
Lê Nguyễn Minh Thy
390 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mua bán điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào