Cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan bao gồm:
(1) Các tổ chức hải quan ở trung ương:
- Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Pháp chế;
+ Vụ Hợp tác quốc tế;
+ Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
+ Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);
+ Cục Giám sát quản lý về hải quan;
+ Cục Thuế xuất nhập khẩu;
+ Cục Điều tra chống buôn lậu;
+ Cục Kiểm tra sau thông quan;
+ Cục Tài vụ - Quản trị;
+ Cục Quản lý rủi ro;
+ Cục Kiểm định hải quan;
+ Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;
- Các tổ chức sự nghiệp:
+ Viện Nghiên cứu Hải quan;
+ Trường Hải quan Việt Nam;
+ Báo Hải quan.
(2) Các tổ chức hải quan ở địa phương:
- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan:
+ Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
+ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng;
+ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng;
+ Cục Hải quan thành phố Cần Thơ;
+ Cục Hải quan tỉnh An Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
+ Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Định;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Phước;
+ Cục Hải quan tỉnh Cà Mau;
+ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng;
+ Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk;
+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;
+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp;
+ Cục Hải quan tỉnh Điện Biên;
+ Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum;
+ Cục Hải quan tỉnh Hà Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh;
+ Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa;
+ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn;
+ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai;
+ Cục Hải quan tỉnh Long An;
+ Cục Hải quan tỉnh Nghệ An;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị;
+ Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa;
+ Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng Cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg, Tổng Cục Hải quan có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
+ Các dự án Luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan.
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.
+ Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
+ Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan.
+ Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan.
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan 2014.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản cá biệt theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan.
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong ngành hải quan.
- Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan; tổ chức thực hiện một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và thực hiện cơ chế kết nối một cửa quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia, các vùng lãnh thổ theo các cam kết quốc tế Việt Nam là thành viên hoặc theo phân công của Chính phủ; tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan có tối đa bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Như vậy, Tổng cục Hải quan sẽ có 01 Tổng cục trưởng và có tối đa là 04 Phó Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?