Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Bình Phước Nhiệm kỳ 2023 - 2028 Tuần 1: từ 08h00 ngày 01/7 đến hết ngày 07/7/2024.
Dưới đây là Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028 như sau:
Câu 1:
Năm 2006
(Chương trình “Mái ấm Công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Câu 2:
CÔNG ĐOÀN BÌNH PHƯỚC
(Tên Trang Fanpage của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước)
Câu 3:
2012
(Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy Tháng 5 hằng năm là Tháng Công nhân )
Câu 4:
Công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất
(Đối tượng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh)
Câu 5:
1959
(Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên)
Câu 6:
Đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn, Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, các nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
(Tài chính Công đoàn theo Luật Công đoàn 2012)
Câu 7:
Năm 1957
(Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành)
Câu 8:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
(Văn bản pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đang được xem xét sửa đổi, bổ sung)
Câu 9:
Nguyễn Văn Tư
(Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được bầu trong Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI năm 1988)
Câu 10:
Ở phường Thành Tâm, thị xã Chơn Thành. Năm 2016.
(Trung tâm Văn hóa – Thể thao Công đoàn tỉnh Bình Phước)
Câu 11:
4
(Cấp Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam)
Câu 12:
“Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”
(Phong trào thi đua nòng cốt của tổ chức công đoàn)
Câu 13:
Thư gửi Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950
(Câu nói “Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp công nhân ta đã góp phần quan trọng và đã có những thành tích vẻ vang, từ nay giai cấp công nhân ta phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mọi nam, nữ công nhân phải cố gắng học tập tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình…")
Câu 14:
Hội nghị thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay
(Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội)
Câu 15:
Đại hội II
(Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam)
Câu 16:
04 đồng chí: đ/c Nguyễn Thanh Lâm, đ/c Lâm Văn Phúc, đ/c Nguyễn Hồng Trà, đ/c Nguyễn Thị Hương Giang
(Chủ tịch Công đoàn tỉnh Bình Phước trải qua các kỳ Đại hội từ năm 1997 đến nay)
Câu 17:
Đại hội V
(Tthông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam)
Câu 18:
- Được công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn. Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của công đoàn. Được chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm
- Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí; được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức. Được cấp thẻ đoàn viên, hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công doàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.
- Các quyền khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành.
(Lợi ích của đoàn viên Công đoàn Việt Nam)
Câu 19:
Đại hội VI
(Đổi tên "Tổng Công đoàn Việt Nam" thành "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam")
Câu 20:
Hoàng Quốc Việt
(Đại hội Công đoàn lần thứ II, năm 1961 bầu Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam)
Câu 21:
6 kỳ đại hội
(Công đoàn tỉnh Bình Phước đã trải qua các kỳ Đại hội)
Câu 22:
Năm 2008
Nghị quyết 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành
Câu 23:
13 kỳ Đại hội
(Các kỳ Đại hội của Công đoàn Việt Nam)
Câu 24:
Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề;
(Quyền Đoàn viên công đoàn)
Câu 25:
1%
(Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng)
Câu 26:
Đ/c Nguyễn Thanh Lâm
(Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước)
Câu 27:
28/7/1929
(Thành lập Tổ chức Công đoàn Việt Nam)
Câu 28:
Nguyễn Thị Hương Giang
(Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước khóa XI)
Câu 29:
Năm 2016
(Ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”)
Câu 30:
- Hỗ trợ đoàn viên nghèo xây mới, sửa chữa nhà “Mái ấm công đoàn” theo chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn”; Hỗ trợ trẻ em là con CNVCLĐ dưới 16 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật hở môi vòm miệng.
- Cho đoàn viên công đoàn nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay giải quyết khó khăn với lãi suất thấp; Thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và những trường hợp có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế phục vụ đoàn viên, người lao động; Hỗ trợ xây nhà nội trú cho giáo viên, học sinh và xây phòng học cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
(Mục đích Quỹ Xã hội Công đoàn tỉnh Bình Phước)
Lưu ý: Hiện chưa có đáp án chính thức từ BTC, đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn các cấp như sau:
Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).
Như vậy, hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam có 4 cấp: Cấp Trung ương; Cấp tỉnh, ngành trung ương; Cấp trên trực tiếp cơ sở và Cấp cơ sở.
Là đoàn viên Công đoàn Việt Nam, người lao động có lợi ích gì?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012, là thành viên của tổ chức công đoàn việt nam người lao động có lợi ích như sau:
- Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Được đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?