Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào? Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 42. Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
...

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:
a) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
b) Khu vực đang bị nhiễm xạ;
c) Khu vực bị nhiễm độc;
d) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
14. Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.
15. Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
16. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
17. Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

- Khu vực đang bị nhiễm xạ;

- Khu vực bị nhiễm độc;

- Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Doanh nghiệp để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

- Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Có trang thông tin điện tử.

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được 14 ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động quy định lịch nghỉ hằng năm có cần phải tham khảo ý kiến của người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 địa điểm làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quy trình xử lý kỷ luật lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ do con nuôi chết thì được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không có văn bản đồng ý của người lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Tuấn Kiệt
638 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào