Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng có được vay ngân hàng không?
Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng có được vay ngân hàng không?
Căn cứ theo Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng cụ thể như sau:
Điều 134. Những trường hợp không được cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần; pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, có thể thấy, tại khoản 2 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Do đó, có thể thấy Chủ tịch hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nên sẽ được cấp tín dụng.
Đồng nghĩa, chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng được vay ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng có được vay ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị có phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không?
Theo Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng như sau:
Điều 11. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là người đại diện pháp luật được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khi nào?
Trừ những trường hợp đương nhiên mất tư cách quy định tại Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tại Điều 46 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khi:
[1] Miễn nhiệm khi có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;
[2] Bãi nhiệm khi không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
[3] Bãi nhiệm khi không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
[4] Bãi nhiệm khi thành viên độc lập Hội đồng quản trị không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 3 Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
[5] Trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm khác theo Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Lưu ý:
- Sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông qua quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các nhân sự theo quy định, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng phải có văn bản kèm tài liệu liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?