Quyết định thanh tra lại bao gồm những nội dung gì? Kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu nào?
Quyết định thanh tra lại bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 22. Quyết định thanh tra lại
1. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ra quyết định thanh tra lại;
b) Phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra lại;
c) Thời hạn thanh tra lại;
d) Thành lập Đoàn thanh tra lại, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người có thẩm quyền quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký.
Như vậy, quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung sau đây:
- Căn cứ ra quyết định thanh tra lại;
- Phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra lại;
- Thời hạn thanh tra lại;
- Thành lập Đoàn thanh tra lại, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Quyết định thanh tra lại bao gồm những nội dung gì? Kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)
Việc thanh tra lại được thực hiện dựa trên các căn cứ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Điều 56. Thanh tra lại
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
...
Như vậy, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
- Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 24. Nội dung của kết luận thanh tra lại
1. Kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Kết luận về nội dung được thanh tra lại;
b) Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra đối với cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra trước đó;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục (nếu có).
2. Kết luận thanh tra lại có hiệu lực thi hành và thay thế kết luận thanh tra trước đó đối với nội dung được thanh tra lại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành kết luận thanh tra lại.
Như vậy, kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Kết luận về nội dung được thanh tra lại;
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra đối với cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra trước đó;
- Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
- Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 ý nghĩa, hay nhất?
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2025? Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được cấp khi nào?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng năm 2025?