Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM năm 2024?

Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM năm 2024? Thí sinh có thể bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp vào năm sau không?

Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM năm 2024?

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM đã công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024.

Theo đó, Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM sẽ tuyển sinh theo 05 phương thức gồm:

- Phương thức 1: : Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.

+ Phương thức 1a: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Phương thức 1b: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng trường THPT (theo quy định ĐHQG-HCM).

- Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM.

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHCM tổ chức năm 2024.

- Phương thức 5: : Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, …) kết hợp với kết quả học THPT hoặc có chứng chỉ SAT, ACT hoặc bằng tú tài quốc tế (IB), chứng chỉ A-lever.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Kinh tế Luật ĐHQG TPHCM cũng đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm (theo phương thức 1A, 1B, 2, 4, 5) chi tiết như sau:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/03072024/diem-uel.jpg

Xem thêm Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Luật ĐHQG TPHCM:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/03072024/kinh-te-luat.jpg

Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM năm 2024? (Hình từ Internet)

Thí sinh có thể bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp vào năm sau không?

Căn cứ theo Điều 38 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 38. Bảo lưu điểm thi
1. Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.

Như vậy, thí sinh có thể bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tốt nghiệp vào năm sau với điều kiện:

- Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi của mỗi môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi.

- Bài thi của mỗi môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:

+ Bài thi độc lập đạt từ 5,0 điểm trở lên.

+ Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 điểm.

+ Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Quy trình in sao đề thi tốt nghiệp THPT thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Quy chế Thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, quy trình in sao đề thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao.

Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban chỉ đạo cấp quốc gia xử lý kịp thời.

Bước 2: Kiểm soát chính xác số lượng đề thi theo số thí sinh của từng phòng thi, Điểm thi, bài thi/môn thi để tổ chức phân phối đề thi.

Sau đó, ghi tên Điểm thi, phòng thi, bài thi/môn thi và số lượng đề thi vào từng túi chứa đề thi trước khi đóng gói đề thi.

Lưu ý: Túi chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đề thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bước 3: In sao đề thi lần lượt cho từng bài thi/môn thi. Sau khi in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ rồi mới chuyển sang in sao đề thi của bài thi/môn thi tiếp theo.

Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hỏng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu tối mật;

Bước 4: Đóng gói đúng số lượng đề thi theo đúng bài thi/môn thi ghi ở bên ngoài túi chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng Điểm thi, từng phòng thi.

Ở mỗi Điểm thi phải có một túi chứa đề thi dự phòng cho các bài thi/môn thi và đảm bảo đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm.

Trưởng ban In sao đề thi có trách nhiệm quản lý các túi đề thi từng bài thi/môn thi đã được đóng gói, niêm phong và cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn bị loại ra.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào