Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?

Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền? Người lái xe khi thấy tàu đang đi tới phải dừng cách đường ray xe lửa bao nhiêu mét?

Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm c khoản 3, điểm đ khoản 5 Điều 53 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 53. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt;
b) Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải phá dỡ, di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
...

Theo đó, hành vi treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt sẽ bị áp dụng các mức phạt tiền như sau:

- Cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc phải phá dỡ, di chuyển biển quảng cáo đặt trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/02072024/duong-sat.jpg

Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người lái xe có được đậu xe sát đường sắt không?

Căn cứ theo điểm k khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Hành lang an toàn giao thông đường sắt
1. Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:
a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.
2. Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
...

Như vậy, người lái xe không được đậu xe sát đường sắt mà phải đảm bảo cách một khoảng cách an toàn.

Cụ thể khoảng cách an toàn giao thông đường sắt theo chiều rộng được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên và được xác định như sau:

- Đường sắt tốc độ cao: trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét.

- Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 3 mét.

Người lái xe khi thấy tàu đang đi tới phải dừng cách đường ray xe lửa bao nhiêu mét?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
...

Như vậy, người lái xe khi thấy tàu đang đi tới thì phải dừng lại và dừng cách đường ray xe lửa tối thiểu là 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

Quảng cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm cần phải tuân thủ những vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo trên website các sản phẩm đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo chỉ bị xử phạt hành chính đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân sẽ không vi phạm pháp luật khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm có thể hiện nội dung tốt nhất có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dán tờ rơi, quảng cáo trên cột điện có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo
Nguyễn Thị Kim Linh
346 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào