Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 từ ngày 01/7/2024 và hướng dẫn cách ghi mới nhất?
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 từ ngày 01/7/2024 và hướng dẫn cách ghi mới nhất?
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 06/2024/TT-BTP sửa đổi Thông tư ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
Từ ngày 01/7/2024, mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ áp dụng theo Mẫu số 06/2024/LLTP ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP.
Tải về mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 từ ngày 01/7/2024: Tại đây
Dưới đây là và hướng dẫn cách ghi mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mới nhất:
- Thông tin số (1): ghi rõ bằng chữ in hoa, đủ dấu.
- Thông tin số (4): ghi rõ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tin số (6): ghi rõ là chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hay hộ chiếu. Trường hợp là thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hoặc người chưa thành niên thì ghi số định danh cá nhân.
- Thông tin số (7), (8): ghi rõ nơi thường trú, tạm trú; trường hợp không có nơi thường trú thì ghi nơi tạm trú tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp không có nơi thường trú, tạm trú thì điền “//”.
- Thông tin số (10): trường hợp không có yêu cầu xác nhận thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Thông tin số (11): Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu đối với trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy; ký số hợp lệ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử.
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 từ ngày 01/7/2024 và hướng dẫn cách ghi mới nhất? (Hình từ Internet)
Có mấy loại Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật hiện nay gồm có 02 loại, bao gồm:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm:
+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
+ Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Phải bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
Điều 24. Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp
1. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính.
2. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính.
3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin bổ sung, đính chính.
Theo đó, trong trường hợp sau đây cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu phải đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp, bao gồm:
- Thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ.
- Thông tin lý lịch tư pháp có sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu lý lịch tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?