Điều kiện xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm lên hạng 1 như thế nào?
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét chung khi xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm là gì?
- Điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm lên hạng 1 như thế nào?
- Nghĩa vụ chung của viên chức chuyên ngành đăng kiểm được quy định như thế nào?
- Những việc viên chức chuyên ngành đăng kiểm không được làm theo là gì?
Tiêu chuẩn, điều kiện xét chung khi xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 17/2024/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét chung khi xét thăng hạng viên chức chuyên ngành giao thông vận tải như sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
- Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được xét thăng hạng.
- Được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề, cụ thể như sau:
+ Viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng 1 có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng 2 và tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;
+ Viên chức được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng 2 có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng 3 và tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Điều kiện xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm lên hạng 1 như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành đăng kiểm lên hạng 1 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-BGTVT quy định viên chức chuyên ngành đăng kiểm trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng 2 và tương đương lên hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
- Tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị sử dụng viên chức được giao tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp ngành, lĩnh vực hoặc cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu;
- Tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật và ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp ngành, lĩnh vực hoặc cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Nghĩa vụ chung của viên chức chuyên ngành đăng kiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Viên chức 2010 quy định nghĩa vụ chung của viên chức như sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Những việc viên chức chuyên ngành đăng kiểm không được làm theo là gì?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức chuyên ngành đăng kiểm không được làm như sau:
(1) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
(2) Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
(3) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
(4) Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
(5) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
(6) Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng 2018, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?