Thẩm phán có được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán thay Giấy chứng minh nhân dân không?
Thẩm phán có được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán thay Giấy chứng minh nhân dân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 1214/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Điều 11.
1. Thẩm phán, Hội thẩm không được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng; không được dùng Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm thay giấy giới thiệu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác; khi mất Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm thì phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và Chánh án Tòa án nơi mình công tác.
2. Việc cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao quy định.
Theo đó, Thẩm phán tuyệt đối không được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán thay Giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác.
Thẩm phán có được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán thay Giấy chứng minh nhân dân không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự bị thay đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, Thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự có thể bị thay đổi nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Ai có thẩm quyền thay đổi Thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo quy định trên, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Còn đối với trường hợp thay đổi Thẩm phán tại phiên tòa sẽ do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?